Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009

Lịch thi học kỳ 1

Sắp thi học kỳ 1 rồi.
Chúc các con lớp 1A15 khỏe mạnh, ôn tập kỹ lưỡng để cả lớp mình cùng đạt kết quả cao trong đợt thi này nhé!!!

Tham khảo lịch thi :

Thứ/ngày

Tiết

Khối (lớp)

Môn

Thứ sáu (18/12)

6+7+8

1,2,3,4,5

Tiếng Anh (viết)

Thứ tư (23/12)

4+5

1A9>1A15

Tiếng Anh (nói)

Thứ tư (23/12)

7

1, 2, 3, 4, 5

Mĩ thuật

Thứ ba (29/12)

2+3

1, 2, 3, 4, 5

Tiếng Viết (viết)

Thứ tư (30/12)

4+5

1, 2, 3, 4, 5

Toán + VSCĐ

Thứ năm (31/12)

1+2+3

1, 2,3, 4, 5

Tiếng Việt (đọc


Thứ Ba, 1 tháng 12, 2009

Noel đang về...!


Lớp 1A15 đâu rồi?
Các con hãy thi đua gắng học chăm, giỏi và ngoan nhé. Ông già Noel đang trên đường đến lớp chúng ta để tặng quà đấy!
Mỗi con mong muốn gì nào? Hãy suy nghĩ và ghi ra một mẩu giấy nho nhỏ nhé!!!

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, Ban phụ huynh cùng các con lớp 1A15 xin gửi lời chúc đến cô Chủ nhiệm, cô Bán trú cùng toàn thể các thầy, cô giáo Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm lòng biết ơn chân thành với những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc các thầy, cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc và luôn say mê với sự nghiệp trồng người cao cả.


Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

Những câu nói, bài thơ về ngày Nhà giáo Việt nam (Sưu tầm)



Bụi phấn

Khi tôi ném bảng nằm ngang ngổn
Thầy đến bên tôi vẻ ôn tồn
Viết lên đôi chữ cười vui vẻ
Bảng cũng như ta cũng có " hồn "...!

Bụi rớt rơi trên dáng hao gầy
Phấn chì bụi phủ tóc như mây
Rớt bay hồn phấn tan từng mảnh
Rơi xuống làm thêm bạc tóc thầy

phải thầy đang nảy hạt mầm ?
Hạt mầm thầy chăm bón quanh năm !
Bụi thời gian cứ bay theo gió
Nào biết rày mai sẽ thăng trầm

Rơi như lá úa nay lìa cành
Trên đường gian khổ hóa mong manh
Bụt giảng ngày xưa thầy tôi đã
Giảng giải từng câu thiếu niên thành............

biết ngày mai sẽ ra sao
Hạt mầm thầy nảy biết là bao
Bụi trần phấn toả mau phai thắm
Nào biết ngày sau sẽ thế nào !

Rơi rơi nắng gió sương mờ ảo
Trên mái trường xưa nhạt ngói màu
Tóc người xưa cũng chen sợi bạc
Thầy đó trường đây lệ cứ trào....

Con vẫn yêu sao những điểm 10
Yêu thầy trách phạt học mà chơi
Phút giây ngày ấy như sống lại
Này tuổi thơ ngây chẳng hết lời

Làm sao để trở lại ngày xưa
Có thể ngoan hơn chẳng nghịch đùa
Nào ai không nhớ mình " hưởng " phạt
Quên những trận đòn đã từng chưa?

Ngày nay con vẫn giữ ân tình
Xưa còn non trẻ đã miệt khinh
Thầy - Cô nâng sách tay dìu dắt
Dạy dỗ thành nhân giúp nước mình

Khi con cất bước xa mái trường
Tuổi người đã đủ để vấn vương
Còn lưu luyến Bạn - Thầy - Cô mãi
Thơ thẩn dăm câu thỏa sầu thương
(sưu tầm)

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009

Hơn 30% học sinh bị cận

Lao Động số 258 Ngày 13/11/2009 Cập nhật: 8:37 AM, 13/11/2009

Một tư thế ngồi học sai dẫn đến cận thị dễ thấy ở trường học.

(LĐ) - Trong vòng 40 năm qua, tỉ lệ cận thị trong học sinh tiểu học đã tăng lên gần 10 lần. Tuy nhiên, chính bản thân học sinh và nhà trường còn khá xa lạ với việc phòng, chống căn bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới tương lai của các em này.


BV Mắt Hà Nội vừa hoàn thành khảo sát về tật cận thị và công tác phòng, chống cận trong học đường ở 12 trường học ở HN, trong đó có 4 trường tiểu học. Kết quả cho thấy, 32,4% học sinh bị các tật khúc xạ. Trong số đó, viễn và loạn thị, những tật chủ yếu do bẩm sinh chỉ chiếm 2,24%, còn lại 30,19% là cận thị.


BS Trịnh Thị Bích Ngọc - PGĐ BV Mắt Hà Nội dẫn chứng các thống kê. Năm 1964, tỉ lệ cận trong học sinh tiểu học là 4,2%, sau 30 năm đã tăng lên 16,34%. Và từ đó, đà tăng quá nhanh, năm 2003 là 24,6%, năm 2005 đến nay đã lên tới 36 – 38%.

Trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này có việc 100% trường học không có sự phân loại bàn ghế riêng cho từng khối học. Nghĩa là em học sinh lớp 1 có thể ngồi chung bàn với anh chị lớp 4-5. Tất cả các trường đều được trang bị bảng chống loá, nhưng lớp chống loá đã bị bong, mờ nhiều nên cũng không có tác dụng đối với những em ở cuối hoặc ở góc lớp. Gần 60% lớp học có đủ độ sáng. Mặc dù các lớp đều được trang bị đủ đèn, nhưng lại không được bật sáng đầy đủ vì lý do nào đó!

Vì hầu hết các cán bộ y tế học đường đều chưa có kiến thức về phòng, chống cận. Khi kiểm tra sức khoẻ đầu năm, tỉ lệ học sinh cận thị chỉ được thống kê dựa trên đếm đầu kính đang đeo chứ không thực sự kiểm tra thị lực. Do vậy, những em mới cận nhẹ, hoặc chỉ bị tật một bên sẽ bị bỏ sót, nếu để lâu sẽ dẫn đến nhược thị.

Thực trạng này không chỉ “của” riêng Hà Nội, ông Phạm Ngọc Phương - Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, Bộ GDĐT nhận định. Từ năm 2007, 100% trường tiểu học cả nước được trang bị bảng chống loá. Nếu đó là bảng chất lượng tốt sẽ dùng được 10 năm, nhưng nếu nhà trường mua hàng không phải đầu bảng, thì chỉ 1 – 2 năm sau, lớp phấn nhô giúp chống loá sẽ bong dần đi.

Đến nay, phần lớn các trường tiểu học đã được kiên cố hoá, với các tiêu chí về diện tích, độ sáng, không gian... Thế nhưng chính các trường học ở đô thị lại bị mất quy chuẩn này nhất. Mỗi lớp học được thiết kế cho 35 – 40 học sinh/lớp, nhưng giờ đây, sĩ số thực học lại lên tới 55 – 60 học sinh. Thay vì kê 5 dãy bàn ghế, các lớp phải kê lên 7 dãy, vì thế, khoảng cách bàn đầu tiên đến bảng chỉ được 1m, hỏi sao các cháu không cận?

Theo ông Ngô Quốc Khang - GĐ Cty CP giáo dục Vĩnh Khang, việc ngồi học sai tư thế là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỉ lệ cận trong học sinh lên đến 30%. Không những vậy, theo khảo sát của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM ở 4.000 học sinh, tư thế ngồi sai còn góp phần khiến 50% em đã bị hoặc có nguy cơ cong vẹo cột sống.


Quang Duy

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

SOS Ve sinh ca nhan va Dang ngoi hoc sinh

Kính gửi Ban phụ huynh và các vị phụ huynh 1A15,

Chiều qua 9/11 tôi đến trường đón con sớm vì gia đình có việc thấy có 2 vấn đề chưa được, tôi nêu lên để chúng ta cùng tìm giải pháp:

- Nhà vệ sinh nữ bẩn (vì con tôi là con gái nên chỉ xem vệ sinh nữ, hơi ích kỷ, mong các vị thông cảm), nước bẩn dây trên nắp (chỗ để các cháu nữ ngồi lên, với nhận thức của các cháu chắc không biết tự lau trước khi ngồi lên), có phòng hết giấy vệ sinh. Hôm trước vợ tôi cũng tham quan nhà vệ sinh về có nói còn thấy vết bẩn màu vàng trên tường, có thể là… Mà tôi chưa tin tất cả các cháu đều nhớ rửa tay xà phòng sau khi đi vệ sinh ở tuổi 6-7. Và cứ thế lan tỏa khắp nơi?????

Giải pháp: Có người trực thường xuyên ở nhà vệ sinh để giám sat, hướng dẫn, hỗ trợ các cháu và lau chùi nhà vệ sinh ngay sau khi các cháu đi ra. Có khả thi không?

Tôi giả định phải thuê 4 người:
1 người/1 ca/ 1 phong vệ sinh/ 1 tầng tốn: 2 triệu x 4 = 8 triệu
1 tầng có khoảng 10 lớp x 30 cháu = 300 cháu
Do vậy, mỗi gia đình đóng thêm: 8 triệu : 300 = gần 30 ngàn

Kết luận: khả thi (nếu có phải đóng thêm 50 ngàn để được như vậy tôi cũng OK luôn)

- Đứng ngoài cửa nhìn vào tôi thấy phần lớn các cháu đều bò ra bàn để viết hoặc tô màu, không thấy có chống cằm, không ai nhắc nhở (tất nhiên cả con tôi, xót cả ruột), tôi thăm quan các lớp khác thấy cũng tương tự. Hiện tượng này là dễ hiểu vì ở nhà tôi cũng phải luôn mồm nhắc dáng ngồi: 2-3 phút / lần. Như vậy mới chỉ giữ ở nhà được thôi, nếu tiếp tục chắc chắn nhiều cháu sẽ cận thị. Nếu do di truyền thì không nói, còn do người lớn thì thật đáng tiếc, tự nhiên thêm cái kính, bao nhiêu phiền toái, chắc chả phụ huynh nào muốn. Vậy chúng ta phải hành động thôi, không thể chỉ chờ nhà trường được vì nhà trường có rất nhiều việc quan trọng khác, cô hiệu trưởng cực kỳ tâm huyết nhưng ngoài quản lý còn lại phải chữa bệnh, các vị thông cảm, các hiệu phó chắc chưa theo kịp

Giải pháp:

Bàn ghế: Ghế cần tách rời bàn, ghế điều chỉnh độ cao được, mỗi ghế phải được điều chỉnh cho phù họp với chiều cao của từng cháu, nếu chuyển chỗ cháu sẽ mang ghế theo. Sở dĩ hiện nay bàn liền ghế để trưa mở mặt bàn tựa lên thành ghế làm giường ngủ. Để khắc phục việc này sẽ phải đóng bàn mới, các bàn này liên kết với nhau bằng ốc vít và cũng có nắp mở ra tựa lên nhau thành giường (chi tiết kỹ thuật tính sau nếu các vị OK, tôi tin giải quyết được)

Con người: cần 1 trợ lý trong giờ học, được phép đi lại trong giờ học để nhắc, uốn, chỉnh các cháu ngồi sai tư thế (có thể nhờ cô Sơn – cô nuôi làm việc này, chúng ta có bồi dưỡng thêm

Phụ huynh: cần tổ chức 1 buổi họp để thống nhất việc làm trên, xin phép nhà trường 1A15 thí điểm thay đổi bàn ghế, chi phí các phụ huynh đóng góp, bàn ghế sẽ mang tiếp lên 2a15 để sử dụng và cứ thế đến hết cấp 1.


Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phản biện thẳng thắng.

Xin đừng thờ ơ với con mình, hãy làm ngay khi còn sửa chữa được !


Đào Tuấn Dũng
Bố cháu Đào Cẩm Lan Nhi

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2009

Hòm thư của lớp 1a15

Kính gửi các bậc phụ huynh.

Bên cạnh blog của lớp, ban phụ huynh tạo thêm 1 hòm thư chung để các bậc phụ huynh và cô giáo có thể vào trao đổi thêm:
1a15dtd@gmail.com
mật khẩu: 1a152009

Vì là hòm thư chung kính mong mọi người giữ mật khẩu để tất cả có thể truy cập. Trân trọng cảm ơn.
Ban phụ huynh.

Chúc mừng

Chúc mừng hai bạn lớp mình đạt giải cao về chữ đẹp :
- Giải nhất: Bạn Quỳnh Chi
- Giải ba: Bạn Hà Anh

Những bạn còn lại cố gắng viết đẹp như hai bạn lớp mình nhé!!!
Ban phụ huynh.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009

Kiểm tra giữa kỳ 1

Chúc các con ôn tập kỹ lưỡng để đạt kết quả thi giữa kỳ 1 thật tốt nhé! Lịch thi của chúng mình là 2 ngày thứ 3 và thứ 4 ( 3/11 và 4/11); Cố gắng đạt nhiều hoa điểm 10 nhé!!!

Học sinh vẹo cột sống do bàn ghế sai quy cách

K/g các vị phụ huynh lớp 1A15,

Tôi thấy lớp 1A15 DTD cũng dùng loại bàn nêu ở bài viết (mời copy đường link http://www.ykhoanet.com/yhocphothong/khop/09_096.htm)

Xin Ban phụ huynh lớp cho ý kiến về việc này.

Ngoài ra tôi thấy cháu nhà tôi ngồi học ở nhà cứ bò ra bàn, nhắc được 1 phút thì lại tái diễn, cho đi khám mắt thì "chưa" bị cận thị. Có vị phụ huynh nào có cao kiến hay mẹo gì để cháu bé tự giác (hoặc bố mẹ chỉ cần nhắc ít thôi) không bò ra bàn để viết, xin chỉ giáo. Tôi xin trân trọng cảm ơn trước.

Kính thư,

Đào Tuấn Dũng
Bố cháu Lan Nhi

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2009

Lắng nghe tâm sự của một người cha!

Bố mẹ đọc qua tậm sự của một người cha từng bắt con thôi học Anh văn sau nhiều buổi nấp ngoài cửa sổ quan sát:

Toàn nhân loại đồng ý rằng cho trẻ học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Ôi thôi hết nghiên cứu này đến nghiên cứu nọ, hết thần đồng này đến thần đồng khác! Đạt Tóp Phồ 580 điểm khi mới 10 tuổi, dịch sách khi tròn 8 tuổi, ét sệt tề rà. Thế là các bậc phụ huynh tha hồ mà chầu chực trước cửa Bi Tít Cao Sồ, I-la, Th. Đ, V.M -- các cơ sở giáo dục nở rộ về số lượng và bảng giá, phù hợp với mọi túi tiền và kích cỡ của lá gan “hy sinh đời bố, củng cố đời con” của mỗi nhà.

Nhưng tôi xin khuyên các bậc phụ huynh hãy SUY NGHĨ THẬT KỸ trước khi dúi con vào đó. Bởi vì theo tôi, trẻ em học tiếng Anh sớm tại Việt Nam gặp vô vàn rủi ro, và khó mà áp dụng trí khôn của nhân loại được.

Các kiểu dạy và học

Xin được dài dòng một tí, để quý vị hiểu rõ hơn. Theo Giáo học pháp, có vài cách tiếp cận trong việc dạy/học Anh văn. Thứ nhất là kiểu Grammar Translation Approach, vô cùng cổ điển, không chú trọng giao tiếp, tập trung vào làm sao cho ngữ pháp vững, học từ vựng bằng cách đọc nhiều, dịch nhiều. Đây là cách mà cha ông ta sử dụng, và hệ quả là rất uyên thâm nhưng đa số nói nghe không nổi, vò đầu bứt tai nhìn tội ghê luôn.

Thứ hai là kiểu Direct Approach, khỏi ngữ pháp ngữ pheo, cứ cho nó tiếp xúc và nói nhiều vô, thế là nó tự học được. Hê hê, học kiểu này thì ngược hẳn với kiểu các cụ, nhưng thế giới phát hiện ra rằng kiểu này đào tạo ra loại người nói tiếng bồi và rất lộn xộn, không có triển vọng thành nhà văn.

Tiếp đến là kiểu Audio-Video Approach, đại loại là nghe nhìn, nhấn mạnh các kiểu lặp đi lặp lại, cố gắng tạo liên kết não giữa âm thanh và hình ảnh, để sao cho khi nhìn thấy cái bàn thì trong đầu bật ra chữ table.

Và cuối cùng, là hoa hậu của đêm nay: Communicative Approach, đặt trọng tâm vào khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ như công cụ cho cuộc sống: đối thoại, nghe hiểu, đáp ứng, truyền đạt ý tưởng v.v. Cách tiếp cận này chôm tất cả ưu điểm của các kiểu trước, dạy “tàn diệng” nhưng luôn với mục tiêu rõ ràng là sử dụng ngôn ngữ làm công cụ cho các hoạt động sống.

Ở Việt Nam có kiểu nào?

Xin thưa là có đủ.

Kiểu cổ điển thì nói thiệt là hầu như tuyệt tích, trừ một số trường phổ thông và mấy ông giáo già khụ ôm đài BBC vài chục năm từ trước 75. (Mấy cụ này phát âm kiểu thập niên 60, hễ hỏi “why?” là đọc tướng lên “Hoai” nghe hãi hãi là!). Nói chung là chả ai cho con đi học mấy cụ này, nên khỏi bàn đến.

Các lớp Anh văn thiếu nhi có thầy cô giáo “bản ngữ” thì chủ yếu sử dụng Direct Approach và nói chung là tả pí lù, tuỳ thuộc vào … hứng của mấy “giáo viên bản ngữ” này. Đã qua rồi thời đại thầy Tây ba lô. Bây giờ đến thời đại thầy Tây ba gác. Xoè ra cái bằng “Phương pháp giàng dạy”, oai ghê, nhưng nếu dòm kỹ sẽ thấy chỉ cần học 3 tháng lớp ban đêm của bất cứ trường đại học hay community college – tương tự trung tâm giáo dục thường xuyên ở ta – là có bằng này. Vả lại giáo viên “bản ngữ” nên hổng có biết tiếng Việt, giảng giải cho trẻ con hiểu một cách vừa đơn giản lại vừa chính xác là điều không tưởng. Không biết tiếng Việt mà giảng câu “I’m sorry” và “Excuse me”cho đứa 5 tuổi coi - tưởng dễ mà ko dễ nha! Hơn nữa, Direct Approach chỉ có tác dụng khi người học được sống trong môi trường bản ngữ - tức là xung quanh toàn người sử dụng tiếng Anh tốt, tự nhiên và đa dạng, người học buộc phải sử dụng tiếng Anh để giao tiếp tồn tại – thì mới có tác dụng. Vì thế nên chỉ có vứt trẻ con sang Mỹ vài năm thì nó mới nói như Mỹ được, chứ 1 tuần vài tiếng sáng Chúa Nhật thì ôi thôi, quên đi.

Hay là cho nó đi học trung tâm có giáo viên Việt? Hay! Giải nghĩa tốt, hiểu ý trẻ con. Nhưng nhiều giáo viên Việt Nam thì phát âm kinh hoàng. Con bạn đi học về biết đếm “Wan tru chi” thì nên lo chứ không nên mừng, vì cái số 3 - “three” - coi dễ mà hổng dễ, chính bạn có khi còn nói bậy không chừng!

Thế nhưng, nhiều trường đã dùng “hợp đồng binh chủng” - cả Tây lẫn Ta dạy xen kẽ, hoặc Tây dạy chính, Ta làm “trợ giảng.” Đây là loại hình khả dĩ nhất, nhưng lại vẫn đụng đầu vật cản là trình độ của thầy Tây ba gác, vì giáo viên Ta, dù giỏi phương pháp đến đâu, luôn bị coi là thứ yếu và không có quyền điểu khiển lớp học. “Trợ giảng” mà bày đặt! Cái này là do phụ huynh mà ra, phụ huynh tặc lưỡi “thầy Tây dạy tiếng Tây thì còn ai tốt hơn nữa!” một phát là trường chiều phụ huynh ngay (cái này gọi là customer service!). Giấc mơ Communicative Approach còn xa vời lắm….

Những vật cản tự nhiên

Đa số trẻ con 5 – 7 tuổi nói tiếng mẹ đẻ chưa rõ. Một số âm chưa thể nói chuẩn. Khi giới thiệu các âm mới của tiếng nước ngoài, nếu không sửa thật kỹ, các trẻ rất dễ nói sai thành thói quen. Tất nhiên có cách để chỉ phát âm chuẩn, sử dụng sơ đồ chỉ vị trí của lưỡi với răng, vòm họng trên và dưới v.v. rất khoa học và hiệu quả, nhưng bắt trẻ điều khiển các bộ phận này không phải là không được, nhưng đòi hỏi kiên trì, thời gian và sự chú ý vào từng trẻ và nỗ lực kiên trì của bản thân trẻ mà ở độ tuổi 5 – 7 chưa có được. Theo tôi, nên cầu Chúa, Phật, Bụt và Thánh Allah phù hộ cho trẻ nghe thầy Tây nói và bắt chước cho chuẩn. Bạn có mọc gai ốc khi nghe con mình hát bài “Háo À Djù, Sầu, Thánh Kìu Háo À Djù!” chưa? “How are you, Sue? Thank you, How are you” đó. Nói thiệt, trẻ con mà sai phát âm từ khi 5 tuổi là lớn lên vô phương cứu chữa đó nghen.

Về ngữ nghĩa, trẻ 5 – 7 tuổi đang còn trong giai đoạn học khái niệm tự nhiên. Dạy nó đây là cuốn sách, kia là viết chì thì dễ, chứ thử dạy “I’m so embarrased” coi. Hay thử dạy nó nói đúng giữa hai câu “My English is good” và “I speak English well” coi nào. Nếu trẻ ở độ tuổi trên 10 và có thể hiểu tính từ và trạng từ, điều này vô cùng dễ. Thế nhưng tri thức nhân loại bảo rằng phải đọc truyện cổ cho con từ khi nó vài tháng, và cho học tiếng Anh lúc 3 tuổi cơ! Bởi thế nên các trung tâm chỉ dạy con bạn những thứ vớ vẩn nói vài lần là hết như đây là cái xe hơi, con búp bê này đẹp, quanh đi quẩn lại như thế, mà nó tính tiền bạn phát chóng mặt luôn, chưa kể nguy cơ nói sai linh tinh mà không có ai sửa.

Vậy phải làm sao bi giờ?

Lời tâm huyết đây nha. Tri thức nhân loại không lừa bạn đâu. Đúng là phải dạy ngôn ngữ cho bé từ nhỏ. Và vì chính bạn là người phải dạy, có tâm huyết với con mình hơn bất cứ ông Tây ba gác nào, và bạn lại nói tiếng Việt chuẩn (Hmmmm, cố lên! cố lên!) nên hãy bắt đầu bằng tiếng Việt.

1.Hãy chuẩn bị cho con bạn tư duy ngôn ngữ thật tốt từ khi còn bé. Không phải bằng cách cho nó hát bài Háo À Djù, Sầu” 1000 lần đâu. Cũng đừng bắt nó nghe nhạc Beethoven khi 3 tháng tuổi. Hãy nói tiếng Việt thật chuẩn với bé. Câu đầy đủ, có đủ chủ ngữ vị ngữ. Phát âm tiếng Việt chuẩn. Yêu cầu bé nói đủ “Con rất thích chiếc xe này. Ba mẹ mua cho con đi!” thay vì “Nhun mà con thít. Mè mua!!! Mè mua!!”

2.Hãy quan sát con bạn. Sửa phát âm tiếng Việt cho nó. Nếu là người miền Nam, hãy cố để con bạn đừng nhầm dấu và phân biệt có G hay không G. Cha mẹ học cái này cũng vì quyền lợi bản thân đó nha! Đừng lo, con bạn đang sống trong môi trường bản ngữ tiếng Việt, tha hồ Direct Approach.

3.Hãy mua phim hoạt hình tiếng Anh chuẩn cho nó. Nhớ lựa phim có tiếng nói đàng hoàng, không phải loại phim phá tiếng nói lít cha lít chít, hay ồm ồm loằng nhoằng. Đã dùng Audio-Video Approach thì phải lựa thứ xịn, ai lại xài đồ dỏm bao giờ! Hãy xem cùng với nó để hiểu nhân vật mà nó thích. Có thế mới nói chuyện với nó một cách cuốn hút được.

4.Đừng tự mình dạy con phát âm tiếng Anh nếu chính bạn phát âm không chuẩn. Đừng có hại con chớ!

5.Phải chấp nhận rằng có trẻ có năng khiếu ngôn ngữ, có trẻ không. Mà trẻ không có khiếu ngôn ngữ nhiều hơn. Nếu con bạn không có khiếu ngôn ngữ, lại càng phải cẩn trọng trong việc dạy nó thế nào cho khỏi lệch lạc. Hãy tự hào về gien của mình nếu con bạn có khiếu, và cũng đừng buồn nếu nó không có, vì chắc chắn nó có năng khiếu vụ khác. Biết đâu mai mốt con bạn làm Tổng thống, còn con nhà kia chỉ làm phiên dịch cho con bạn thôi thì sao!

6.Hãy dạy con bạn khái niệm tuỳ theo độ tuổi. Và hãy cho con bạn đến trường học tiếng Anh vào thời điểm mà bạn thấy con bạn có thể tiếp thu được một cách hiệu quả.

Làm những bước trên, bạn sẽ trang bị cho con:

•Khả năng tư duy ngôn ngữ chuẩn xác, hiểu một cách tự nhiên các bộ phận cấu thành của ngôn ngữ mà không đi vào lý thuyết.

•Tạo cho con khả năng điều chỉnh phát âm với môi trường bản ngữ xung quanh, có sẵn một người thầy tận tâm (chính bạn chứ còn ai) sẵn sàng sửa sai cho nó.

•Làm quen và trang bị cho con bạn các khái niệm trừu tượng bằng tiếng mẹ đẻ trước - bạn giải thích cho nó hiểu, khó gì! Tất nhiên hãy tạm chưa giới thiệu khái niệm “hồi xuân” là gì vội! Còn sớm chán, nhẩy?

•Tạo cho con bạn điều kiện liên tục tập rèn chức năng giao tiếp, thông tin của ngôn ngữ - Communicative Approach đó!

Khi con bạn có được những kỹ năng trên, con bạn đã sẵn sàng để tiếp thu ngôn ngữ mới một cách dễ dàng. Đừng mù quáng tống con vào trung tâm ngoại ngữ chỉ vì tri thức nhân loại bảo thế. Hãy yêu con bạn!

Chúc bạn thành công!


Thứ Ba, 6 tháng 10, 2009

BÀI VIẾT HAY VỀ UNG THƯ

Bài viết xuất sắc về ung thư

SAU NHIỀU NĂM NÓI VỚI MỌI NGƯỜI RẰNG TRỊ LIỆU HÓA HỌC LÀ PHƯƠNG PHÁP DUY NHẤT ĐỂ THỬ VÀ LOẠI TRỪ UNG THƯ, JOHNS HOPKINS CUỐI CÙNG ĐÃ BẮT ĐẦU NÓI RẰNG CÓ MỘT CÁCH THAY THẾ.


(Johns Hopkins là một tên tuổi nổi tiếng trong các bệnh viện, trường đại học chuyên nghiên cứu về ung thư)

Cập nhật về Ung thư từ Johns Hopkins:

1. Mọi người đều có các tế bào ung thư trong cơ thể. Các tế bào này không thể hiện trong các xét nghiệm chuẩn cho đến khi chúng được nhân lên hàng tỷ lần. Khi các bác sĩ nói với bệnh nhân ung thư rằng không còn các tế bào ung thư trong cơ thể họ nữa sau khi điều trị, nó chỉ có nghĩa rằng các xét nghiệm không thể phát hiện được các tế bào ung thử bởi vì chúng không đạt được kích thước có thể phát hiện được.

2. Các tế bào ung thư xuất hiện trong khoảng 6 đến hơn 10 lần trong đời mỗi người.

3. Khi hệ thống miễn dịch của một người khỏe mạnh, các tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt và ngăn chặn khỏi việc nhân lên và tạo các khối u.

4. Khi một người có ung thư người đó có sự thiếu hụt nhiều dưỡng chất. Điều này có thể do các yếu tố di truyền, môi trường, thức ăn và lối sống.

5. Để khắc phục việc thiếu hụt dinh dưỡng, thay đổi chế độ ăn và bổ sung dưỡng chất sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh.

6. Trị liệu hóa chất bao gồm việc nhiễm độc các tế bào ung thư phát triển nhanh và cũng phá hủy các tế bào khỏe mạnh trong tủy xương, đường tiêu hóa, ... và có thể làm hủy hoại các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, phổi, ...

7. Việc chiếu xạ khi phá hủy tế bào ung thư cũng đốt, tạo sẹo và làm hỏng các tế bào khỏe mạnh, mô và nội tạng.

8. Điều trị ban đầu với hóa chất và chiếu xạ sẽ thường làm giảm kích thước khối u. Tuy nhiên việc sử dụng kéo dại không mang lại kết quả trong việc tiêu diệt khối u.

9. Khi cơ thể có quá nhiều gánh nặng chất độc từ hóa chất và chiếu xạ, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương hoặc phá hủy, do đó người bệnh có thể không chống nổi các căn bệnh lây nhiễm và các biến chứng.

10. Trị liệu hóa chất và chiếu xạ có thể dẫn đến tế bào ung thư bị biến đổi, trở nên có khả năng kháng cự và khó tiêu diệt. Phẫu thuật có thể còn gây nên việc các tế bào ung thư lan ra các vùng khác.

11. Một phương pháp hiệu quả để chống ung thư là làm cho các tế bào ung thư bị đói bằng cách ngừng cung cấp các thức ăn chúng cần để nhân bản.


TẾ BÀO UNG THƯ ĂN GÌ:

a. Đường là một món ăn của bệnh ung thư. Bằng cách cắt giảm lượng đường sẽ cắt một trong những nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho các tế bào ung thư. Đường thay thế như: NutraSweet, Equal, Spoonful, vv được làm từ Aspartame và nó là có hại. Một sự thay thế tốt hơn từ thiên nhiên là mật ong Manuka hay mật đường nhưng chỉ có lượng rất ít. Bảng muối có một chất hóa học thêm để làm cho nó màu trắng. Thay thế tốt hơn là amin Bragg hay muối biển.
b. Sữa làm cho cơ thể sản xuất chất nhờn, đặc biệt là trong đường tiêu hóa. Ung thư ăn các chất nhờn. Bằng cách cắt giảm sữa và thay thế bằng sữa đậu nành không đường, các tế bào ung thư sẽ bị đói.
c. Ung thư tế bào phát triển mạnh trong môi trường axit. Một chế độ ăn nhiều thịt là có tính axít và cách tốt nhất là ăn cá, chút thịt gà hơn là thịt bò hoặc thịt heo. Thịt cũng chứa kháng sinh gia súc, hormone tăng trưởng và ký sinh trùng, tất cả đều có hại, đặc biệt là cho những người có bệnh ung thư.
d. Một chế độ ăn với 80% rau tươi và nước trái cây, ngũ cốc, hạt và một ít hoa quả giúp cơ thể đưa vào một môi trường kiềm. Khoảng 20% có thể từ thức ăn nấu chín bao gồm các loại đậu. Nước ép rau tươi cung cấp các enzyme sống dễ dàng được hấp thu và đạt xuống mức tế bào trong vòng 15 phút để nuôi dưỡng và thúc đẩy tăng trưởng của các tế bào khỏe mạnh. Để có được các enzyme sống cho việc xây dựng các tế bào khỏe mạnh, hãy thử và uống nước trái cây rau tươi (bao gồm hầu hết các loại rau mầm đậu) và ăn một số rau sống 2 hoặc 3 lần ngày. Enzym bị tiêu diệt ở nhiệt độ 40 độ C.
e. Tránh cà phê, trà, sô cô la, trong đó có lượng caffein cao. Trà xanh là một lựa chọn tốt hơn và có tính chất chống ung thư. Nước - tốt nhất là uống nước tinh khiết, hoặc được lọc, để tránh độc tố và kim loại nặng trong nước máy được biết đến. Nước cất là axít, tránh nó.
12. Thịt protein khó tiêu hóa và đòi hỏi nhiều enzyme tiêu hóa. Thịt chưa tiêu còn lại trong đường tiêu hoá trở thành rữa ra và dẫn đến tích tụ độc hại hơn.
13. Thành tế bào ung thư có một lớp phủ protein bền. Bằng việc nhịn hoặc ăn ít thịt, sẽ giải phóng nhiều enzym hơn để tấn công các bức tường protein của tế bào ung thư và cho phép các tế bào bảo vệ của cơ thể tiêu diệt các tế bào ung thư.
14. Một số chất bổ sung xây dựng hệ thống miễn dịch (IP6, Flor-ssence, Essiac, chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, EFAs v.v) để kích hoạt các tế bào bảo vệ của cơ thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Bổ sung khác như vitamin E được biết là gây ra tiến trình apoptosis, hay sự tiêu diệt cái chết tế bào đã được lập trình, phương pháp thông thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào bị hư hỏng, không mong muốn, hoặc không cần thiết.
15. Ung thư là căn bệnh của tâm, cơ thể và tinh thần. Một tinh thần chủ động và tích cực sẽ giúp các chiến binh mắc bệnh ung thư trở nên sống sót. Tức giận, không tha thứ và cay đắng đặt cơ thể vào một căng thẳng và môi trường axit. Học cách để có một tinh thần yêu thương và khoan dung. Học cách thư giãn và tận hưởng cuộc sống.
16. Các tế bào ung thư không thể phát triển mạnh trong môi trường ôxy. Tập thể dục thở hàng ngày, và sâu giúp đỡ để có được nhiều oxy xuống đến tận tế bào. Liệu pháp oxy là một phương tiện khác để tiêu diệt các tế bào ung thư.
(XIN HÃY GỬI BÀI VIẾT NÀY ĐẾN CHO NHỮNG NGƯỜI BẠN QUAN TÂM)
Đây là một bài báo nên được gửi đến bất cứ người nào bạn cho là quan trọng trong cuộc sống của bạn. 

Excellent article on cancer. Pass it on...

AFTER YEARS OF TELLING PEOPLE CHEMOTHERAPY IS THE ONLY WAY TO TRY AND ELIMINATE CANCER,  JOHNS HOPKINS IS FINALLY STARTING TO TELL YOU THERE IS AN ALTERNATIVE WAY .

 Cancer Update from Johns Hopkins:


1. Every person has cancer cells in the body. These cancer cells do not show up in the standard tests until they have multiplied to a few
billion. When doctors tell cancer patients that there are no more cancer cells in their bodies after treatment, it just means the tests are unable to detect the cancer cells because they have not reached the detectable size.

2. Cancer cells occur between 6 to more than 10 times in a person's lifetime.

3. When the person's immune system is strong the cancer cells will be destroyed and prevented from multiplying and forming tumours.

4. When a person has cancer it indicates the person has multiple nutritional deficiencies. These could be due to genetic, environmental,
food and lifestyle factors.

5. To overcome the multiple nutritional deficiencies, changing diet and including supplements will strengthen the immune system.

6. Chemotherapy involves poisoning the rapidly-growing cancer cells and also destroys rapidly-growing healthy cells in the bone marrow,
gastro-intestinal tract etc, and can cause organ damage,  like liver, kidneys, heart, lungs etc.

7. Radiation while destroying cancer cells also burns, scars and damages healthy cells, tissues and organs.

8. Initial treatment with chemotherapy and radiation will often reduce tumor size. However prolonged use of chemotherapy and radiation do not result in more tumor destruction.

9. When the body has too much toxic burden from chemotherapy and radiation the immune system is either compromised or destroyed, hence the person can succumb to various kinds of infections and complications.

10. Chemotherapy and radiation can cause cancer cells to mutate and become resistant and difficult to destroy. Surgery can also cause cancer
cells to spread to other sites.

11. An effective way to battle cancer is to starve the cancer cells by not feeding it with the foods it needs to multiply.


WHAT CANCER CELLS FEED ON:


a. Sugar is a cancer-feeder. By cutting off sugar it cuts off one important food supply to the cancer cells. Sugar substitutes like
NutraSweet, Equal,Spoonful, etc are made with Aspartame and it is harmful. A better natural substitute would be Manuka honey or molasses but only in very sma ll amounts. Table salt has a chemical added to make it white in colour. Better alternative is Bragg's aminos or sea salt.

b. Milk causes the body to produce mucus, especially in the gastro-intestinal tract. Cancer feeds on mucus. By cutting off milk and substituting with unsweetened soy milk, cancer cells are being starved.

c. Cancer cells thrive in an acid environment. A meat-based diet is acidic and it is best to eat fish, and a little chicken rather than beef or pork.  Meat also contains livestock antibiotics, growth hormones and parasites, which are all harmful, especially to people with cancer.

d. A diet made of 80% fresh vegetables and juice, whole grains, seeds, nuts and a little fruits help put the body into an alkaline environment.  About 20% can be from cooked food including beans. Fresh vegetable juices provide live enzymes that are easily absorbed and reach down to cellular levels within 15 minutes to no urish and enhance growth of healthy cells. To obtain live enzymes for building healthy cells try and drink fresh vegetable juice (most vegetables including bean sprouts) and eat some raw vegetables 2 or 3 times a
day. Enzymes are destroyed at temperatures of 104 degrees F (40 degrees C).

e. Avoid coffee, tea, and chocolate, which have high caffeine. Green tea is a better alternative and has cancer-fighting properties.  Water-best to drink purified water, or filtered, to avoid known toxins and heavy metals in tap water. Distilled water is acidic, avoid it.

12. Meat protein is difficult to digest and requires a lot of digestive enzymes. Undigested meat remaining in the intestines become putrified
and leads to more toxic buildup.

13. Cancer cell walls have a tough protein covering. By refraining from or eating less meat it frees more enzymes to attack the protein walls of  cancer cells and allows the body's killer cells to destroy the cancer cells.

14. Some supplements build up the immune system (IP6, Flor-ssence, Essiac, anti-oxidants, vitamins, minerals, EFAs etc.) to enable the
body's own killer cells to destroy cancer cells. Other supplements like vitamin E are known to cause apoptosis, or programmed cell death, the
body's normal method of disposing of damaged, unwanted, or unneeded cells.

15. Cancer is a disease of the mind, body, and spirit. A proactive and positive spirit will help the cancer warrior be a survivor. Anger, unforgiveness and bitterness put the body into a stressful and acidic environment. Learn to have a loving and forgiving spirit. Learn to relax
and enjoy life.

16. Cancer cells cannot thrive in an oxygenated environment. Exercising daily, and deep breathing help to get more oxygen down to the cellular level. Oxygen therapy is another means employed to destroy cancer cells.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2009


CHÚC CHO GIAN HÀNG CHÈ, THẠCH CỦA LỚP 1A15 ĐẮT HÀNG NHÉ!!!

CHÚC CÁC CON MỘT TRUNG THU VUI VẺ VÀ ĐOÀN KẾT !!!

Cách đăng bài cho Blog bằng Microsorft Word

Ngoài cách đăng bài thông thường (đăng nhập vào Blogger và viết bài) bạn còn được biết đăng bài qua địa chỉ email. Tuy nhiên chúng ta còn một cách không kém phần thú vị khác: Đăng bài từ ...Word. Dưới đây là bài viết sưu tầm từ VnExpress giúp bạn có thêm một lựa chọn trong việc xuất bản cho đứa con tinh thần của mình.

Những lúc đang gõ văn bản, cảm xúc chợt hiện lên trong đầu khiến bạn muốn đưa ngay lên blog để chia sẻ với bạn bè. Nhưng thật bất tiện khi phải mở trình duyệt, truy cập vào trang blog, đăng nhập tài khoản, rồi mới bắt đầu viết. Giờ đây, bạn có thể làm điều đó ngay từ trình soạn thảo của Microsoft.

Google từ lâu đã cung cấp một dịch vụ blog rất mạnh cho các blogger dưới địa chỉ www.blogger.com. Không những thế, hãng còn hỗ trợ một công cụ rất hữu ích nhưng ít blogger để ý đến, đó là Blogger for Word (BFW). Chương trình này giúp bạn viết, lưu nháp, gửi, chỉnh sửa và đăng các bài viết lên blog ngay từ trong môi trường Word.

Bạn có thể tải xuống BFW tại http://dl.google.com/blogger/BloggerForWordSetup.exe hoặc vào địa chỉ này http://buzz.blogger.com/bloggerforword.html. Chương trình có dung lượng 1,9MB, tương thích với Windows 2000 và Word 2000 trở lên.

Sau khi cài đặt xong, mở Word lên bạn sẽ thấy xuất hiện thêm một thanh công cụ nữa trên giao diện của Word. Để sử dụng BFW, yêu cầu máy tính của bạn phải có nối mạng Internet.




Trước tiên bạn nhấn vào Blogger Settings, điền tên đăng nhập và mật khẩu vào khung Login Information. Nếu chưa có tài khoản trên www.blogger.com, bạn có thể nhấn vào dòng signup for a free account” để đăng ký cho. Nếu đánh dấu chọn vào Remember Username and Password thì chương trình sẽ lưu lại thông tin đăng nhập và lần sau bạn chỉ việc dùng mà không phải khai báo lần nữa.

Từ bây giờ người dùng có thể thoải mái viết blog ngay trên trang Word vừa mới mở. Viết xong, để đăng lên blog, bạn chỉ cần nhấn nút Publish, điền tiêu đề (Title) của bài viết và nhấn nút Send là lập tức bài viết sẽ được gửi lên blog. Nếu muốn lưu nháp để sau này còn thêm bớt chỉnh sửa, nhấn vào Save as Draft. Còn nếu muốn sửa một bài viết đã có trên blog, nhấn và Open Post... rồi chỉ việc tìm đến bài cần sửa.

(Nguồn VnExpress)

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009

Chia sẻ kinh nghiệm của một phụ huynh về phòng cúm

Bài viết của phụ huynh này rất hữu ích, xin phép bạn mình đăng lên đây để mọi người cùng tham khảo vì sức khỏe các con và tất cả mọi người:

"...em làm trong lĩnh vực y tế nên cũng đã tham khảo y kiến của một số chuyên gia. BV Nhi TW và BV Y học lâm sàng nhiệt đới (Viện lây) hiện chỉ khuyến cáo xét nghiệm máu để xem các cháu sốt siêu vi hay sốt xuất huyết hay nhiễm trung (viêm). Xét nghiệm H1N1 phải làm tại viện vì không phải lấy mẫu máu mà lấy mẫu dịch mũi họng (xét nghiệm PCR). Xét nghiệm này cho kết quả sau 24h, chi phí khá cao 2.5tr/xét nghiệm. Em điện thoại cho anh Kính giám đốc BV Lây thì được lời khuyên là cách ly cháu tại nhà, có xét nghiệm cũng không giải quyết được việc gì. Anh Kính khuyến cáo khi thấy cháu có hiện tượng khó thở hoặc đau bụng, nôn nhiều thì mới nên nhập viện ngay. Nếu chỉ sốt mà không kèm c ác hiện tượng trên thì chăm sóc tại nhà, đeo khẩu trang, uống hạ sốt, uống nhiều nước và nước hoa quả, vitamin tổng hợp, ăn tỏi, súc miệng họng...


Em có điện thoại cho BV Việt Pháp thì họ chỉ có xét nghiệm cúm A chung thôi, nếu dương tính lại phải chuyển viện lây để test H1N1. Nên nếu điều trị H1N1 chỉ có viện lây...


Theo em, biện pháp để phòng cúm cho các cháu là giữ gìn sức khỏe, ăn ngủ điều độ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay, uống vitamin C để tăng cường đề kháng, ăn tỏi cũng là phương pháp dân gian tốt. Việc đeo khẩu trang với các con còn nhỏ hiếu động rất khó vì chưa ý thức lắm. Vệ sinh bàn ghế, sàn nhà, tay nắm cửa, mở cửa phòng học thông thoáng sẽ khả thi hơn..."

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2009

NỘI DUNG HỌP BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH (CMHS) TOÀN TRƯỜNG NGÀY 19 THÁNG 9 NĂM 2009

I>Nội dung chủ yếu là hỏi-đáp, đối thoại giữa bà Hiền - Hiệu trưởng + ban giám hiệu và các đại diện chi hội CMHS của các lớp từ lớp 1 tới lớp 5. Sau đây là tóm tắt 1 số vấn đề chính:
  1. Vấn  đề sĩ số: Ban Giám hiệu cam kết duy trì đúng sĩ số 30 con/1 lớp cho lớp Dịch vụ Giáo dục chất lượng cao.
  2. Cách đánh giá học sinh:
    Bộ Giáo dục quy định lấy điểm cuối kỳ, ko lấy điểm giữa kỳ. Lo ngại của CMHS: cách đánh giá như vậy không đảm bảo tính khách quan, không theo dõi được cả quá trình phấn đấu. Ban giám hiệu nhà trường cho biết vẫn phải áp dụng theo quy định của Bộ (sẽ đưa lên trang web quy định của Bộ) nhưng Nhà trường vẫn có quá trình theo dõi học sinh để có biện pháp đảm bảo khách quan.
  1. Vấn đề phòng dịch cúm: Nhà trường bảo đảm thực hiện đầy đủ và tích cực các biện pháp phòng dịch cúm. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ thì dù có phát sinh trường hợp nhiễm cúm trong trường, cũng sẽ không có chủ trương cho nghỉ tập thể.
  2. Vấn nạn đưa đồ chơi vào bán trong trường học, điển hình gần đây là tệ chơi con quay rất nguy hiểm và đánh bài. Nhà trường cho biết ngay từ thứ Hai tới – ngày 21.9 sẽ cấm tuyệt đối việc đem đồ chơi vào trường; cấm tuyệt đối ko cho bán đồ chơi trong trường. Yêu cầu phụ huynh phối hợp ko cho các con mang đồ chơi tới trường.
  3. Vấn đề vệ sinh và cơ sở vật chất: Ban Giám hiệu tiếp thu ý kiến phản ánh vệ sinh lớp học và công trình phụ chưa tốt, ngay ngày 20.9.2009 sẽ cho tổng vệ sinh, sau đó sẽ duy trì chế độ kiểm tra sâu sát để đảm bảo làm tốt công tác vệ sinh. Ban Giám hiệu sẽ kiểm tra 1 số tình trạng chưa tốt về cơ sở vật chất để chỉnh sửa (quạt hút gió, ánh sáng đèn, …)
  4. Vấn đề tổ chức lớp Kỹ năng sống: Ban Giám hiệu đang tìm đối tác tổ chức các lớp kỹ năng sống. Đã tìm được 1 đối tác có thể tổ chức lớp kỹ năng sống Hoa Kỳ. Tuy nhiên giá cao (26$/1 con/1 khóa) nên Nhà trường dự kiến sẽ bàn với phụ huynh phương án chia sẻ chi phí.

II>Nội dung thứ 2 là bầu/lập Ban thường vụ Hội CMHS.
  • Chủ tịch bầu mới là chị Phạm Chi Mai – đt 0913510674
  • Ban Thường vụ gồm 8 thành viên, mỗi khối có từ 1-2 đại điện tham gia Ban thường vụ. Khối 1 có 2 người là anh An và anh Cường

III>Nội dung thứ 3 là nộp quỹ CMHS trường: 50.000 đồng/con. Đã nộp 1.500.000 cho lớp 1A15 (30 con).

THÔNG TIN VỀ VIỆC TỔ CHỨC TIỆC TRUNG THU 2009

Cô giáo chủ nhiệm sẽ thông báo chính thức tới CMHS về thời gian và chương trình tiệc trung thu 2009 vào tuần tới. Tuy nhiên, sơ bộ có các thông tin sau:
  • Thời gian tổ  chức: 2h30 chiều thứ Bảy ngày 26/9/2009.
  • Địa điểm: tại trường
  • Do hôm đó rất đông nên cô sẽ không quản xuể các con, vì vậy mong tất cả các bố mẹ thu xếp thời gian tham gia cùng (ít nhất là hoặc bố hoặc mẹ)
  • Chương trình dự kiến bắt đầu 2h30 với 1 số trò chơi cho bố mẹ tham gia; đến 4h bắt đầu chương trình ẩm thực (các lớp mở quầy bán hàng ăn); sau đó là Văn nghệ
  • Chương trình ẩm thực: các lớp bốc thăm trúng món gì thì bán món đó (chè, cháo, trái cây, nem, nộm, …) – riêng lớp 1A15 bốc trúng món bánh kem (như kiểu cửa hàng bakery Nguyễn Sơn). Món này ngon và dễ thực hiện (mua về bán) nhưng khó bảo quản do trời nóng phải cần tủ mát. Hiện cô giáo chủ nhiệm đang lo đi mượn tủ mát. Để chuẩn bị phương án dự phòng, mong các bố mẹ cùng góp ý nghĩ thêm có món gì khác có thể cho các con mở quầy bán (chúng ta sẽ tổng hợp các ý kiến, liệt kê hết các món có thể, sau đó sẽ nhờ cô kiểm tra món nào các lớp khác chưa bốc thăm trúng thì chúng ta sẽ mở cửa hàng món đó). Mong các bố mẹ nào có ý kiến góp ý thì gửi email lại cho Chi hội trưởng Hoàng Văn Lương (email hoangvanluong2003@yahoo.com)

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2009

Kiểm tra - Đánh giá - Xếp loại học sinh

Gửi các phụ huynh tham khảo cách thức kiểm tra, đánh giá và 
xếp loại học sinh của Trường để hướng cho các con nhé:


Về hạnh kiểm: 5 nhiệm vụ của học sinh

1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả các hoạt động học tập, chấp hành nội quy nhà trường, đi học đều, đúng giờ, giữ gìn sách vở...

2. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ..., đoàn kết yêu thương, giúp đỡ bạn bè

3. Chăm chỉ rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân

4. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp. Giữ gìn, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ môi trường, có ý thức thực hiện an toàn giao thông...

5. Tích cực giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường...

Về Khen thưởng:

Học sinh giỏi :
+ xếp loại Đ (đạt) về hạnh kiểm
+ Các môn đánh giá bằng nhận xét đạt kết quả A+ hoặc A
+ Các môn đánh giá bằng điểm số: Toán, tiếng Việt đạt điểm kiểm tra cuối học kỳ 1 hoặc cuối năm từ 9 trở lên

Học sinh tiên tiến :
+ xếp loại Đ (đạt) về hạnh kiểm
+ Các môn đánh giá bằng nhận xét đạt kết quả A+ hoặc A
+ Các môn đánh giá bằng điểm số: Toán, tiếng Việt đạt điểm kiểm tra cuối học kỳ 1 hoặc cuối năm từ 8 trở lên (không đồng thời bằng hoặc trên 9)

Học sinh Khen từng mặt :
+ xếp loại Đ (đạt) về hạnh kiểm
+ Các môn đánh giá bằng nhận xét đạt kết quả A+ hoặc A
+ Các môn đánh giá bằng điểm số: Toán, tiếng Việt đạt điểm kiểm tra cuối học kỳ 1 hoặc cuối năm không đủ để đạt các danh hiệu HS giỏi hay HS tiên tiến nhưng có sự cố gắng, nỗ lực vươn lên trong học tập.

Học sinh Giỏi Đoàn Thị Điểm :
Xét 15% học sinh của khối lấy từ trên xuống.

Lưu ý:
Điểm kiểm tra hàng tháng và kiểm tra giữa kỳ không dùng để xếp loại học lực và danh hiệu học sinh nhưng là 1 căn cứ để xét cho học sinh kiểm tra lại khi kết quả kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm bất thường

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2009

Kế hoạch nhỏ

Kế hoạch nhỏ
Các bậc phụ huynh lưu ý thu gom cho các con 1-2kg giấy báo để các con nộp cho nhà trường nhé.
Nhà trường sẽ thu trong 2 ngày: 15/9/2009 và 16/9/2009;

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2009

LỚP TRƯỞNG KIỂU...ĐỨC

Gửi các bố mẹ một bài sưu tập được nhé
Lớp trưởng... kiểu Đức
Bài viết của anh Trần Đình Ngân từ nước Đức về chuyện “lớp trưởng” của con trẻ gợi mở nhiều điều đáng suy nghĩ về nền giáo dục của nước nhà. Một câu chuyện nhỏ, nhiều ý nghĩa, rất đáng đọc…
Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khoẻ mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân (Hà Nội), Hòa đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.
Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, qùa thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!
- Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế diễu nhau ngoái lớp thì làm sao?- Bố Hòa hỏi chen vào.
-Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.
- Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?
- Có mà dám!
Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.
~~~~~
Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.
Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười chào: “Lần này, ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta có một giờ để trò chuyện cơ đấy!”.
Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: “Thưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là lớp trưởng?”(cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ “lớp trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng Hán Ban trưởng mà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).
Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: “Tôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làmObmann hay Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng còn qúa bé để phải chịụ thêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻ dễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1% chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ nhiệm để chịu tòan bộ trách nhiệm về họat động của học sinh trong thời gian học tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau”.
Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khi các vị phu huynh đều đóng phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là “trưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là “sỹ quan”, đứa là “lính” ư? Xin ông nhớ rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.
R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông?”.
Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: “Tất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hoá Đông- Tây về giáo dục!”.
~~~~
Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là Klassensprecher. (Xin dịch là “Phát ngôn viên của lớp”).
Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặt của các thầy cô).
Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông tin được các bạn nhờ chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).
Đề tài “lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.
Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của con mình qua đề tài đó.
Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay.
Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm - Berlin.
Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết. Thấy con bức xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là Magir - một bạn gái da mầu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu cho mình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao, tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức".
Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:
- Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?
- Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết Rede Wahl versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn viên).
- Tự con đánh gía về mình thế nào?
- Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.
Còn môn lịch sử,con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.
- Hoạt động ngoại khóa?
- Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng chúng cướp được trong chiến tranh.
Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một “chi tiết tranh cử” làm tôi bật cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín khi mở ra ghi là “PHO”. Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?
Chuyện “lớp trưởng” đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc tôi.
Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi, liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?
~~~~~~
Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo - đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽ ra sao? Có “nghề lớp trưởng” rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi các kỳ thi sắp tới?!

THỜI KHOÁ BIỂU LỚP 1A15


Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2009

KHAI GIẢNG LỚP 1A15-THDL ĐOÀN THỊ ĐIỂM


LỚP 1A15 NGÀY KHAI GIẢNG











CÔ BÍCH VÀ BẠN HOÀI ANH

CÔ CHỦ NHIỆM VÀ TẬP THỂ LỚP 1A15

CÁC BẠN VUI QUÁ...


NIỀM VUI CỦA THANH PHONG


GIỚI THIỆU LỚP 1A15




:q: :q: :q: :q: :q: :q: :q: :q: :q: :q: