Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2009


CHÚC CHO GIAN HÀNG CHÈ, THẠCH CỦA LỚP 1A15 ĐẮT HÀNG NHÉ!!!

CHÚC CÁC CON MỘT TRUNG THU VUI VẺ VÀ ĐOÀN KẾT !!!

Cách đăng bài cho Blog bằng Microsorft Word

Ngoài cách đăng bài thông thường (đăng nhập vào Blogger và viết bài) bạn còn được biết đăng bài qua địa chỉ email. Tuy nhiên chúng ta còn một cách không kém phần thú vị khác: Đăng bài từ ...Word. Dưới đây là bài viết sưu tầm từ VnExpress giúp bạn có thêm một lựa chọn trong việc xuất bản cho đứa con tinh thần của mình.

Những lúc đang gõ văn bản, cảm xúc chợt hiện lên trong đầu khiến bạn muốn đưa ngay lên blog để chia sẻ với bạn bè. Nhưng thật bất tiện khi phải mở trình duyệt, truy cập vào trang blog, đăng nhập tài khoản, rồi mới bắt đầu viết. Giờ đây, bạn có thể làm điều đó ngay từ trình soạn thảo của Microsoft.

Google từ lâu đã cung cấp một dịch vụ blog rất mạnh cho các blogger dưới địa chỉ www.blogger.com. Không những thế, hãng còn hỗ trợ một công cụ rất hữu ích nhưng ít blogger để ý đến, đó là Blogger for Word (BFW). Chương trình này giúp bạn viết, lưu nháp, gửi, chỉnh sửa và đăng các bài viết lên blog ngay từ trong môi trường Word.

Bạn có thể tải xuống BFW tại http://dl.google.com/blogger/BloggerForWordSetup.exe hoặc vào địa chỉ này http://buzz.blogger.com/bloggerforword.html. Chương trình có dung lượng 1,9MB, tương thích với Windows 2000 và Word 2000 trở lên.

Sau khi cài đặt xong, mở Word lên bạn sẽ thấy xuất hiện thêm một thanh công cụ nữa trên giao diện của Word. Để sử dụng BFW, yêu cầu máy tính của bạn phải có nối mạng Internet.




Trước tiên bạn nhấn vào Blogger Settings, điền tên đăng nhập và mật khẩu vào khung Login Information. Nếu chưa có tài khoản trên www.blogger.com, bạn có thể nhấn vào dòng signup for a free account” để đăng ký cho. Nếu đánh dấu chọn vào Remember Username and Password thì chương trình sẽ lưu lại thông tin đăng nhập và lần sau bạn chỉ việc dùng mà không phải khai báo lần nữa.

Từ bây giờ người dùng có thể thoải mái viết blog ngay trên trang Word vừa mới mở. Viết xong, để đăng lên blog, bạn chỉ cần nhấn nút Publish, điền tiêu đề (Title) của bài viết và nhấn nút Send là lập tức bài viết sẽ được gửi lên blog. Nếu muốn lưu nháp để sau này còn thêm bớt chỉnh sửa, nhấn vào Save as Draft. Còn nếu muốn sửa một bài viết đã có trên blog, nhấn và Open Post... rồi chỉ việc tìm đến bài cần sửa.

(Nguồn VnExpress)

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009

Chia sẻ kinh nghiệm của một phụ huynh về phòng cúm

Bài viết của phụ huynh này rất hữu ích, xin phép bạn mình đăng lên đây để mọi người cùng tham khảo vì sức khỏe các con và tất cả mọi người:

"...em làm trong lĩnh vực y tế nên cũng đã tham khảo y kiến của một số chuyên gia. BV Nhi TW và BV Y học lâm sàng nhiệt đới (Viện lây) hiện chỉ khuyến cáo xét nghiệm máu để xem các cháu sốt siêu vi hay sốt xuất huyết hay nhiễm trung (viêm). Xét nghiệm H1N1 phải làm tại viện vì không phải lấy mẫu máu mà lấy mẫu dịch mũi họng (xét nghiệm PCR). Xét nghiệm này cho kết quả sau 24h, chi phí khá cao 2.5tr/xét nghiệm. Em điện thoại cho anh Kính giám đốc BV Lây thì được lời khuyên là cách ly cháu tại nhà, có xét nghiệm cũng không giải quyết được việc gì. Anh Kính khuyến cáo khi thấy cháu có hiện tượng khó thở hoặc đau bụng, nôn nhiều thì mới nên nhập viện ngay. Nếu chỉ sốt mà không kèm c ác hiện tượng trên thì chăm sóc tại nhà, đeo khẩu trang, uống hạ sốt, uống nhiều nước và nước hoa quả, vitamin tổng hợp, ăn tỏi, súc miệng họng...


Em có điện thoại cho BV Việt Pháp thì họ chỉ có xét nghiệm cúm A chung thôi, nếu dương tính lại phải chuyển viện lây để test H1N1. Nên nếu điều trị H1N1 chỉ có viện lây...


Theo em, biện pháp để phòng cúm cho các cháu là giữ gìn sức khỏe, ăn ngủ điều độ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay, uống vitamin C để tăng cường đề kháng, ăn tỏi cũng là phương pháp dân gian tốt. Việc đeo khẩu trang với các con còn nhỏ hiếu động rất khó vì chưa ý thức lắm. Vệ sinh bàn ghế, sàn nhà, tay nắm cửa, mở cửa phòng học thông thoáng sẽ khả thi hơn..."

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2009

NỘI DUNG HỌP BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH (CMHS) TOÀN TRƯỜNG NGÀY 19 THÁNG 9 NĂM 2009

I>Nội dung chủ yếu là hỏi-đáp, đối thoại giữa bà Hiền - Hiệu trưởng + ban giám hiệu và các đại diện chi hội CMHS của các lớp từ lớp 1 tới lớp 5. Sau đây là tóm tắt 1 số vấn đề chính:
  1. Vấn  đề sĩ số: Ban Giám hiệu cam kết duy trì đúng sĩ số 30 con/1 lớp cho lớp Dịch vụ Giáo dục chất lượng cao.
  2. Cách đánh giá học sinh:
    Bộ Giáo dục quy định lấy điểm cuối kỳ, ko lấy điểm giữa kỳ. Lo ngại của CMHS: cách đánh giá như vậy không đảm bảo tính khách quan, không theo dõi được cả quá trình phấn đấu. Ban giám hiệu nhà trường cho biết vẫn phải áp dụng theo quy định của Bộ (sẽ đưa lên trang web quy định của Bộ) nhưng Nhà trường vẫn có quá trình theo dõi học sinh để có biện pháp đảm bảo khách quan.
  1. Vấn đề phòng dịch cúm: Nhà trường bảo đảm thực hiện đầy đủ và tích cực các biện pháp phòng dịch cúm. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ thì dù có phát sinh trường hợp nhiễm cúm trong trường, cũng sẽ không có chủ trương cho nghỉ tập thể.
  2. Vấn nạn đưa đồ chơi vào bán trong trường học, điển hình gần đây là tệ chơi con quay rất nguy hiểm và đánh bài. Nhà trường cho biết ngay từ thứ Hai tới – ngày 21.9 sẽ cấm tuyệt đối việc đem đồ chơi vào trường; cấm tuyệt đối ko cho bán đồ chơi trong trường. Yêu cầu phụ huynh phối hợp ko cho các con mang đồ chơi tới trường.
  3. Vấn đề vệ sinh và cơ sở vật chất: Ban Giám hiệu tiếp thu ý kiến phản ánh vệ sinh lớp học và công trình phụ chưa tốt, ngay ngày 20.9.2009 sẽ cho tổng vệ sinh, sau đó sẽ duy trì chế độ kiểm tra sâu sát để đảm bảo làm tốt công tác vệ sinh. Ban Giám hiệu sẽ kiểm tra 1 số tình trạng chưa tốt về cơ sở vật chất để chỉnh sửa (quạt hút gió, ánh sáng đèn, …)
  4. Vấn đề tổ chức lớp Kỹ năng sống: Ban Giám hiệu đang tìm đối tác tổ chức các lớp kỹ năng sống. Đã tìm được 1 đối tác có thể tổ chức lớp kỹ năng sống Hoa Kỳ. Tuy nhiên giá cao (26$/1 con/1 khóa) nên Nhà trường dự kiến sẽ bàn với phụ huynh phương án chia sẻ chi phí.

II>Nội dung thứ 2 là bầu/lập Ban thường vụ Hội CMHS.
  • Chủ tịch bầu mới là chị Phạm Chi Mai – đt 0913510674
  • Ban Thường vụ gồm 8 thành viên, mỗi khối có từ 1-2 đại điện tham gia Ban thường vụ. Khối 1 có 2 người là anh An và anh Cường

III>Nội dung thứ 3 là nộp quỹ CMHS trường: 50.000 đồng/con. Đã nộp 1.500.000 cho lớp 1A15 (30 con).

THÔNG TIN VỀ VIỆC TỔ CHỨC TIỆC TRUNG THU 2009

Cô giáo chủ nhiệm sẽ thông báo chính thức tới CMHS về thời gian và chương trình tiệc trung thu 2009 vào tuần tới. Tuy nhiên, sơ bộ có các thông tin sau:
  • Thời gian tổ  chức: 2h30 chiều thứ Bảy ngày 26/9/2009.
  • Địa điểm: tại trường
  • Do hôm đó rất đông nên cô sẽ không quản xuể các con, vì vậy mong tất cả các bố mẹ thu xếp thời gian tham gia cùng (ít nhất là hoặc bố hoặc mẹ)
  • Chương trình dự kiến bắt đầu 2h30 với 1 số trò chơi cho bố mẹ tham gia; đến 4h bắt đầu chương trình ẩm thực (các lớp mở quầy bán hàng ăn); sau đó là Văn nghệ
  • Chương trình ẩm thực: các lớp bốc thăm trúng món gì thì bán món đó (chè, cháo, trái cây, nem, nộm, …) – riêng lớp 1A15 bốc trúng món bánh kem (như kiểu cửa hàng bakery Nguyễn Sơn). Món này ngon và dễ thực hiện (mua về bán) nhưng khó bảo quản do trời nóng phải cần tủ mát. Hiện cô giáo chủ nhiệm đang lo đi mượn tủ mát. Để chuẩn bị phương án dự phòng, mong các bố mẹ cùng góp ý nghĩ thêm có món gì khác có thể cho các con mở quầy bán (chúng ta sẽ tổng hợp các ý kiến, liệt kê hết các món có thể, sau đó sẽ nhờ cô kiểm tra món nào các lớp khác chưa bốc thăm trúng thì chúng ta sẽ mở cửa hàng món đó). Mong các bố mẹ nào có ý kiến góp ý thì gửi email lại cho Chi hội trưởng Hoàng Văn Lương (email hoangvanluong2003@yahoo.com)

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2009

Kiểm tra - Đánh giá - Xếp loại học sinh

Gửi các phụ huynh tham khảo cách thức kiểm tra, đánh giá và 
xếp loại học sinh của Trường để hướng cho các con nhé:


Về hạnh kiểm: 5 nhiệm vụ của học sinh

1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả các hoạt động học tập, chấp hành nội quy nhà trường, đi học đều, đúng giờ, giữ gìn sách vở...

2. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ..., đoàn kết yêu thương, giúp đỡ bạn bè

3. Chăm chỉ rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân

4. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp. Giữ gìn, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ môi trường, có ý thức thực hiện an toàn giao thông...

5. Tích cực giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường...

Về Khen thưởng:

Học sinh giỏi :
+ xếp loại Đ (đạt) về hạnh kiểm
+ Các môn đánh giá bằng nhận xét đạt kết quả A+ hoặc A
+ Các môn đánh giá bằng điểm số: Toán, tiếng Việt đạt điểm kiểm tra cuối học kỳ 1 hoặc cuối năm từ 9 trở lên

Học sinh tiên tiến :
+ xếp loại Đ (đạt) về hạnh kiểm
+ Các môn đánh giá bằng nhận xét đạt kết quả A+ hoặc A
+ Các môn đánh giá bằng điểm số: Toán, tiếng Việt đạt điểm kiểm tra cuối học kỳ 1 hoặc cuối năm từ 8 trở lên (không đồng thời bằng hoặc trên 9)

Học sinh Khen từng mặt :
+ xếp loại Đ (đạt) về hạnh kiểm
+ Các môn đánh giá bằng nhận xét đạt kết quả A+ hoặc A
+ Các môn đánh giá bằng điểm số: Toán, tiếng Việt đạt điểm kiểm tra cuối học kỳ 1 hoặc cuối năm không đủ để đạt các danh hiệu HS giỏi hay HS tiên tiến nhưng có sự cố gắng, nỗ lực vươn lên trong học tập.

Học sinh Giỏi Đoàn Thị Điểm :
Xét 15% học sinh của khối lấy từ trên xuống.

Lưu ý:
Điểm kiểm tra hàng tháng và kiểm tra giữa kỳ không dùng để xếp loại học lực và danh hiệu học sinh nhưng là 1 căn cứ để xét cho học sinh kiểm tra lại khi kết quả kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm bất thường

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2009

Kế hoạch nhỏ

Kế hoạch nhỏ
Các bậc phụ huynh lưu ý thu gom cho các con 1-2kg giấy báo để các con nộp cho nhà trường nhé.
Nhà trường sẽ thu trong 2 ngày: 15/9/2009 và 16/9/2009;

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2009

LỚP TRƯỞNG KIỂU...ĐỨC

Gửi các bố mẹ một bài sưu tập được nhé
Lớp trưởng... kiểu Đức
Bài viết của anh Trần Đình Ngân từ nước Đức về chuyện “lớp trưởng” của con trẻ gợi mở nhiều điều đáng suy nghĩ về nền giáo dục của nước nhà. Một câu chuyện nhỏ, nhiều ý nghĩa, rất đáng đọc…
Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khoẻ mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân (Hà Nội), Hòa đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.
Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, qùa thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!
- Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế diễu nhau ngoái lớp thì làm sao?- Bố Hòa hỏi chen vào.
-Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.
- Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?
- Có mà dám!
Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.
~~~~~
Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.
Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười chào: “Lần này, ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta có một giờ để trò chuyện cơ đấy!”.
Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: “Thưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là lớp trưởng?”(cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ “lớp trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng Hán Ban trưởng mà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).
Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: “Tôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làmObmann hay Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng còn qúa bé để phải chịụ thêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻ dễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1% chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ nhiệm để chịu tòan bộ trách nhiệm về họat động của học sinh trong thời gian học tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau”.
Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khi các vị phu huynh đều đóng phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là “trưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là “sỹ quan”, đứa là “lính” ư? Xin ông nhớ rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.
R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông?”.
Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: “Tất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hoá Đông- Tây về giáo dục!”.
~~~~
Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là Klassensprecher. (Xin dịch là “Phát ngôn viên của lớp”).
Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặt của các thầy cô).
Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông tin được các bạn nhờ chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).
Đề tài “lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.
Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của con mình qua đề tài đó.
Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay.
Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm - Berlin.
Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết. Thấy con bức xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là Magir - một bạn gái da mầu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu cho mình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao, tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức".
Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:
- Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?
- Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết Rede Wahl versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn viên).
- Tự con đánh gía về mình thế nào?
- Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.
Còn môn lịch sử,con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.
- Hoạt động ngoại khóa?
- Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng chúng cướp được trong chiến tranh.
Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một “chi tiết tranh cử” làm tôi bật cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín khi mở ra ghi là “PHO”. Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?
Chuyện “lớp trưởng” đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc tôi.
Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi, liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?
~~~~~~
Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo - đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽ ra sao? Có “nghề lớp trưởng” rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi các kỳ thi sắp tới?!

THỜI KHOÁ BIỂU LỚP 1A15


Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2009

KHAI GIẢNG LỚP 1A15-THDL ĐOÀN THỊ ĐIỂM


LỚP 1A15 NGÀY KHAI GIẢNG











CÔ BÍCH VÀ BẠN HOÀI ANH

CÔ CHỦ NHIỆM VÀ TẬP THỂ LỚP 1A15

CÁC BẠN VUI QUÁ...


NIỀM VUI CỦA THANH PHONG


GIỚI THIỆU LỚP 1A15




:q: :q: :q: :q: :q: :q: :q: :q: :q: :q: