Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, Ban phụ huynh cùng các con lớp 1A15 xin gửi lời chúc đến cô Chủ nhiệm, cô Bán trú cùng toàn thể các thầy, cô giáo Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm lòng biết ơn chân thành với những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc các thầy, cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc và luôn say mê với sự nghiệp trồng người cao cả.


Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

Những câu nói, bài thơ về ngày Nhà giáo Việt nam (Sưu tầm)



Bụi phấn

Khi tôi ném bảng nằm ngang ngổn
Thầy đến bên tôi vẻ ôn tồn
Viết lên đôi chữ cười vui vẻ
Bảng cũng như ta cũng có " hồn "...!

Bụi rớt rơi trên dáng hao gầy
Phấn chì bụi phủ tóc như mây
Rớt bay hồn phấn tan từng mảnh
Rơi xuống làm thêm bạc tóc thầy

phải thầy đang nảy hạt mầm ?
Hạt mầm thầy chăm bón quanh năm !
Bụi thời gian cứ bay theo gió
Nào biết rày mai sẽ thăng trầm

Rơi như lá úa nay lìa cành
Trên đường gian khổ hóa mong manh
Bụt giảng ngày xưa thầy tôi đã
Giảng giải từng câu thiếu niên thành............

biết ngày mai sẽ ra sao
Hạt mầm thầy nảy biết là bao
Bụi trần phấn toả mau phai thắm
Nào biết ngày sau sẽ thế nào !

Rơi rơi nắng gió sương mờ ảo
Trên mái trường xưa nhạt ngói màu
Tóc người xưa cũng chen sợi bạc
Thầy đó trường đây lệ cứ trào....

Con vẫn yêu sao những điểm 10
Yêu thầy trách phạt học mà chơi
Phút giây ngày ấy như sống lại
Này tuổi thơ ngây chẳng hết lời

Làm sao để trở lại ngày xưa
Có thể ngoan hơn chẳng nghịch đùa
Nào ai không nhớ mình " hưởng " phạt
Quên những trận đòn đã từng chưa?

Ngày nay con vẫn giữ ân tình
Xưa còn non trẻ đã miệt khinh
Thầy - Cô nâng sách tay dìu dắt
Dạy dỗ thành nhân giúp nước mình

Khi con cất bước xa mái trường
Tuổi người đã đủ để vấn vương
Còn lưu luyến Bạn - Thầy - Cô mãi
Thơ thẩn dăm câu thỏa sầu thương
(sưu tầm)

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009

Hơn 30% học sinh bị cận

Lao Động số 258 Ngày 13/11/2009 Cập nhật: 8:37 AM, 13/11/2009

Một tư thế ngồi học sai dẫn đến cận thị dễ thấy ở trường học.

(LĐ) - Trong vòng 40 năm qua, tỉ lệ cận thị trong học sinh tiểu học đã tăng lên gần 10 lần. Tuy nhiên, chính bản thân học sinh và nhà trường còn khá xa lạ với việc phòng, chống căn bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới tương lai của các em này.


BV Mắt Hà Nội vừa hoàn thành khảo sát về tật cận thị và công tác phòng, chống cận trong học đường ở 12 trường học ở HN, trong đó có 4 trường tiểu học. Kết quả cho thấy, 32,4% học sinh bị các tật khúc xạ. Trong số đó, viễn và loạn thị, những tật chủ yếu do bẩm sinh chỉ chiếm 2,24%, còn lại 30,19% là cận thị.


BS Trịnh Thị Bích Ngọc - PGĐ BV Mắt Hà Nội dẫn chứng các thống kê. Năm 1964, tỉ lệ cận trong học sinh tiểu học là 4,2%, sau 30 năm đã tăng lên 16,34%. Và từ đó, đà tăng quá nhanh, năm 2003 là 24,6%, năm 2005 đến nay đã lên tới 36 – 38%.

Trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này có việc 100% trường học không có sự phân loại bàn ghế riêng cho từng khối học. Nghĩa là em học sinh lớp 1 có thể ngồi chung bàn với anh chị lớp 4-5. Tất cả các trường đều được trang bị bảng chống loá, nhưng lớp chống loá đã bị bong, mờ nhiều nên cũng không có tác dụng đối với những em ở cuối hoặc ở góc lớp. Gần 60% lớp học có đủ độ sáng. Mặc dù các lớp đều được trang bị đủ đèn, nhưng lại không được bật sáng đầy đủ vì lý do nào đó!

Vì hầu hết các cán bộ y tế học đường đều chưa có kiến thức về phòng, chống cận. Khi kiểm tra sức khoẻ đầu năm, tỉ lệ học sinh cận thị chỉ được thống kê dựa trên đếm đầu kính đang đeo chứ không thực sự kiểm tra thị lực. Do vậy, những em mới cận nhẹ, hoặc chỉ bị tật một bên sẽ bị bỏ sót, nếu để lâu sẽ dẫn đến nhược thị.

Thực trạng này không chỉ “của” riêng Hà Nội, ông Phạm Ngọc Phương - Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, Bộ GDĐT nhận định. Từ năm 2007, 100% trường tiểu học cả nước được trang bị bảng chống loá. Nếu đó là bảng chất lượng tốt sẽ dùng được 10 năm, nhưng nếu nhà trường mua hàng không phải đầu bảng, thì chỉ 1 – 2 năm sau, lớp phấn nhô giúp chống loá sẽ bong dần đi.

Đến nay, phần lớn các trường tiểu học đã được kiên cố hoá, với các tiêu chí về diện tích, độ sáng, không gian... Thế nhưng chính các trường học ở đô thị lại bị mất quy chuẩn này nhất. Mỗi lớp học được thiết kế cho 35 – 40 học sinh/lớp, nhưng giờ đây, sĩ số thực học lại lên tới 55 – 60 học sinh. Thay vì kê 5 dãy bàn ghế, các lớp phải kê lên 7 dãy, vì thế, khoảng cách bàn đầu tiên đến bảng chỉ được 1m, hỏi sao các cháu không cận?

Theo ông Ngô Quốc Khang - GĐ Cty CP giáo dục Vĩnh Khang, việc ngồi học sai tư thế là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỉ lệ cận trong học sinh lên đến 30%. Không những vậy, theo khảo sát của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM ở 4.000 học sinh, tư thế ngồi sai còn góp phần khiến 50% em đã bị hoặc có nguy cơ cong vẹo cột sống.


Quang Duy

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

SOS Ve sinh ca nhan va Dang ngoi hoc sinh

Kính gửi Ban phụ huynh và các vị phụ huynh 1A15,

Chiều qua 9/11 tôi đến trường đón con sớm vì gia đình có việc thấy có 2 vấn đề chưa được, tôi nêu lên để chúng ta cùng tìm giải pháp:

- Nhà vệ sinh nữ bẩn (vì con tôi là con gái nên chỉ xem vệ sinh nữ, hơi ích kỷ, mong các vị thông cảm), nước bẩn dây trên nắp (chỗ để các cháu nữ ngồi lên, với nhận thức của các cháu chắc không biết tự lau trước khi ngồi lên), có phòng hết giấy vệ sinh. Hôm trước vợ tôi cũng tham quan nhà vệ sinh về có nói còn thấy vết bẩn màu vàng trên tường, có thể là… Mà tôi chưa tin tất cả các cháu đều nhớ rửa tay xà phòng sau khi đi vệ sinh ở tuổi 6-7. Và cứ thế lan tỏa khắp nơi?????

Giải pháp: Có người trực thường xuyên ở nhà vệ sinh để giám sat, hướng dẫn, hỗ trợ các cháu và lau chùi nhà vệ sinh ngay sau khi các cháu đi ra. Có khả thi không?

Tôi giả định phải thuê 4 người:
1 người/1 ca/ 1 phong vệ sinh/ 1 tầng tốn: 2 triệu x 4 = 8 triệu
1 tầng có khoảng 10 lớp x 30 cháu = 300 cháu
Do vậy, mỗi gia đình đóng thêm: 8 triệu : 300 = gần 30 ngàn

Kết luận: khả thi (nếu có phải đóng thêm 50 ngàn để được như vậy tôi cũng OK luôn)

- Đứng ngoài cửa nhìn vào tôi thấy phần lớn các cháu đều bò ra bàn để viết hoặc tô màu, không thấy có chống cằm, không ai nhắc nhở (tất nhiên cả con tôi, xót cả ruột), tôi thăm quan các lớp khác thấy cũng tương tự. Hiện tượng này là dễ hiểu vì ở nhà tôi cũng phải luôn mồm nhắc dáng ngồi: 2-3 phút / lần. Như vậy mới chỉ giữ ở nhà được thôi, nếu tiếp tục chắc chắn nhiều cháu sẽ cận thị. Nếu do di truyền thì không nói, còn do người lớn thì thật đáng tiếc, tự nhiên thêm cái kính, bao nhiêu phiền toái, chắc chả phụ huynh nào muốn. Vậy chúng ta phải hành động thôi, không thể chỉ chờ nhà trường được vì nhà trường có rất nhiều việc quan trọng khác, cô hiệu trưởng cực kỳ tâm huyết nhưng ngoài quản lý còn lại phải chữa bệnh, các vị thông cảm, các hiệu phó chắc chưa theo kịp

Giải pháp:

Bàn ghế: Ghế cần tách rời bàn, ghế điều chỉnh độ cao được, mỗi ghế phải được điều chỉnh cho phù họp với chiều cao của từng cháu, nếu chuyển chỗ cháu sẽ mang ghế theo. Sở dĩ hiện nay bàn liền ghế để trưa mở mặt bàn tựa lên thành ghế làm giường ngủ. Để khắc phục việc này sẽ phải đóng bàn mới, các bàn này liên kết với nhau bằng ốc vít và cũng có nắp mở ra tựa lên nhau thành giường (chi tiết kỹ thuật tính sau nếu các vị OK, tôi tin giải quyết được)

Con người: cần 1 trợ lý trong giờ học, được phép đi lại trong giờ học để nhắc, uốn, chỉnh các cháu ngồi sai tư thế (có thể nhờ cô Sơn – cô nuôi làm việc này, chúng ta có bồi dưỡng thêm

Phụ huynh: cần tổ chức 1 buổi họp để thống nhất việc làm trên, xin phép nhà trường 1A15 thí điểm thay đổi bàn ghế, chi phí các phụ huynh đóng góp, bàn ghế sẽ mang tiếp lên 2a15 để sử dụng và cứ thế đến hết cấp 1.


Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phản biện thẳng thắng.

Xin đừng thờ ơ với con mình, hãy làm ngay khi còn sửa chữa được !


Đào Tuấn Dũng
Bố cháu Đào Cẩm Lan Nhi
:q: :q: :q: :q: :q: :q: :q: :q: :q: :q: